No products in the cart.

Tìm hiểu khoảng cách lắp đặt hợp lý cho đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời là thiết bị chiếu sáng đang ngày càng được ưa chuộng do sự tiện dụng, tiết kiệm nhưng vẫn đạt hiệu quả cao trong thế kỷ hiện đại ngày nay. Sau khi mua đèn năng lượng mặt trời về, một trong những câu hỏi “nóng” được đặt ra ở đây chính là nên lắp đèn ở khoảng cách như thế nào thì hợp lý?
Vì sao cần tìm hiểu khoảng cách lắp đặt đèn
Cũng giống như các đèn cảnh quan thông thường, trước khi mua đèn năng lượng mặt trời, bạn nên đo đạc không gian chiếu sáng và đánh dấu những vị trí sẽ lắp đặt đèn. Bên cạnh việc lắp đặt đèn ở nơi có nhiều ánh sáng hỗ trợ quá trình hấp thụ quang năng từ mặt trời, các thiết bị cần được bố trí một cách hài hòa, phù hợp với mục đích sử dụng và địa điểm lắp đặt để hiệu quả chiếu sáng cao mà không gây lãng phí điện năng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu một số thông tin căn bản về khoảng cách lắp đặt đèn sẽ tốt hơn cho bạn trong quá trình sử dụng, vì thật bất tiện và mất công nếu ta đặt sai vị trí để rồi phải di chuyển, tháo lắp đèn liên tục mà vẫn không tìm được nơi ưng ý.
Nguyên tắc 1,8 ~2,4m
Theo các nhà sản xuất đèn năng lượng mặt trời, khoảng cách lý tưởng nhất để lắp đặt đèn là từ 1,8m đến 2,4m. Đây là con số khoảng cách giúp đảm bảo chi phí lắp đặt thấp nhất mà vẫn đảm bảo độ sáng.
Xét về mật độ và khoảng cách, trong một không gian nhỏ nếu lắp số lượng đèn quá ít, hệ thống đèn sẽ không có khả năng cung cấp đầy đủ lượng ánh sáng cần thiết cho các hoạt động, không gian thiếu sáng sẽ gây cản trở rất nhiều cho con người, hay nói cách khác, đây là kiểu lắp đặt rơi vào lỗi “có như không có”. Bên cạnh đó, việc đặt quá nhiều, quá sát các đèn cạnh nhau sẽ tạo hiện tượng tỏa nhiệt nóng, dẫn đến hao phí điện năng không cần thiết.
Dù vậy con số và thông tin trên chỉ là khuyến cáo, lời khuyên chung của các nhà sản xuất vì trên thực tế số lượng đèn và khoảng cách hoàn toàn có thể thay đổi linh hoạt tùy theo ý muốn của người sử dụng. Ví dụ, trong một không gian có đèn đường đã sở hữu sẵn một lượng ánh sáng cố định , bạn có thể gia tăng khoảng cách giữa các đèn vì đèn lúc này chỉ có tác dụng cộng hưởng ánh sáng và chiếu sáng thêm những khu vực nhỏ. Ngược lại, nếu không gian chung quanh rộng, nhiều cây mà lại không có bất cứ ánh đèn nào, bạn có thể lắp nhiều đèn hơn với khoảng cách điều chỉnh ngắn lại để nhận sự cộng hưởng, xếp tầng ánh sáng giúp cho không gian sáng sủa, an toàn hơn.
Đặc biệt khi sử dụng đèn với mục đích chiếu sáng lối đi, bạn cần chú ý tới ánh sáng của đèn để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng, vì một lối đi âm u, tối tăm sẽ gây ra những bất tiện, tai nạn không đáng có. Độ sáng của đèn được quy định bởi Lumen. Lumen càng lớn, ánh sáng phát ra càng mạnh và ngược lại.
Tuy nhiên, sẽ có trường hợp Lumen lớn mà ánh sáng lại yếu: nguyên do xuất phát từ phía các nhà sản xuất đèn chất lượng kém, không uy tín khiến cho công suất hoạt động của đèn bị thổi phồng, không giống các thông số ghi trên bao bì. Vì vậy, bạn nên tìm mua đèn năng lượng mặt trời ở các địa chỉ uy tín, đồng thời kiểm tra kỹ công suất của ánh sáng thông qua chỉ số Lumen để biết độ sáng của mỗi đèn.
Sử dụng các kĩ thuật chiếu sáng
Do đặc điểm của đèn năng lượng mặt trời là không có dây dẫn phức tạp nên người sử dụng hoàn toàn có thể sáng tạo, áp dụng các kĩ thuật chiếu sáng khác nhau bên cạnh việc điều chỉnh khoảng cách nhằm tạo ra hệ thống chiếu sáng ưng ý, hợp lý, độc đáo cho riêng mình. Hãy cùng QSD Solar điểm danh 5 kĩ thuật chiếu sáng mà bạn có thể áp dụng khi lắp đặt đèn sau đây nhé.
Hướng chiếu xuống
Đây là hướng chiếu dành cho đèn năng lượng mặt trời được lắp trên cao, giúp ánh sáng tỏa rộng và xa, tạo sự an toàn cho khu vực. Thông thường đèn năng lượng mặt trời áp dụng kĩ thuật chiếu này cần có công suất lớn và được lắp đặt ở sân bóng, sân vườn, bãi đỗ xe, đường đi,… với khoảng cách giữa các đèn tương đối rộng.
Hướng chiếu lên
Đúng như tên gọi, đây là phương pháp chiếu sáng từ dưới mặt đất đi lên. Phương pháp này thường được áp dụng trong trang trí, tạo cảnh quan sân vườn do ánh sáng hắt từ dưới vào sự vật giúp nổi bật kết cấu, làm nên điểm nhấn cho không gian. Đèn có thể được đặt dưới các gốc cây hoặc kết thành chùm, điều chỉnh góc 45 độ. Nếu cây to hoặc bụi rộng, bạn nên tăng số lượng đèn để ánh sáng không bị mờ, tối. Với hướng chiếu lên ở khoảng cách lắp đặt phù hợp, hòn non bộ, bức tượng, đài phun nước,… trong khu vườn của bạn sẽ có vẻ đẹp thật lung linh vào ban đêm.
Hướng chiếu chéo
Đây là hướng chiếu sử dụng nhiều bóng cùng một lúc, hội tụ ánh sáng vào một vật thể tạo hiệu ứng cộng hưởng, tạo bóng mềm giúp không gian xung quanh trở nên rực rỡ, huyền ảo hơn. Tuy nhiên cần đảm bảo ánh sáng từ các bóng phải được điều chỉnh để chúng có thể giao nhau dựa trên tiêu chí về khoảng cách lắp đặt. Loại đèn năng lượng mặt trời sử dụng ở đây nên là đèn pha hoặc đèn có khả năng khuếch tán tốt.
Hướng chiếu tiêu điểm
Kỹ thuật chiếu tiêu điểm được dùng để làm nổi bật một khu vực cụ thể bằng cách điều chỉnh khoảng cách lắp đặt các đèn sao cho có một khu vực nhận được nhiều ánh sáng nhất. Ánh sáng sẽ dẫn dắt thị giác người xem đến khu vực trọng tâm được nhấn mạnh có chủ đích của người thiết kế, vì vậy cần phải lựa chọn cẩn thận. Đặc biệt đối với các ngôi nhà, sân vườn có diện tích lớn, việc áp dụng tốt hướng chiếu tiêu điểm sẽ tạo dấu ấn rất đỗi khó quên.
Hướng chiếu thả
Đây là kỹ thuật chiếu cuối cùng vô cùng thú vị làm nổi bật kết cấu bề mặt như hàng rào, tường đá. Khoảng cách lắp đèn cần lưu ý cách bề mặt khoảng 8-10cm và phải để ánh sáng được chiếu trực tiếp lên vật thể.
Ngoài 5 kĩ thuật kể trên, còn rất nhiều kỹ thuật chiếu sáng đa dạng mà bạn có thể tìm hiểu để áp dụng cho ngôi nhà, sân vườn của mình để tạo nên một không gian thật sự ấn tượng. Nhưng đừng quên một yếu tố quan trọng đó chính là chất lượng của đèn và khoảng cách lắp đặt đèn. Hãy liên lạc với QSD Solar ngay trong hôm nay để nhận được sự tư vấn, giải đáp từ đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao của chúng tôi về các câu hỏi liên quan đến đèn năng lượng mặt trời!
QSD Solar
Chúng tôi mang trong mình sứ mệnh đem ánh sáng đến khắp mọi miền Tổ Quốc
Tham khảo một số mẫu đèn TẠI ĐÂY