Ứng dụng điện mặt trời trong nuôi tôm công nghiệp

Ứng dụng điện mặt trời trong nuôi tôm công nghiệp

Do điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, một trong những mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ điện để phục vụ công tác nuôi tôm trên diện tích lớn hàng trăm nghìn héc-ta ở các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận đến Cà Mau sẽ tăng cao, gây áp lực lớn lên lưới điện quốc gia, dẫn đến tình trạng quá tải. Vì vậy, bài toán thực trạng về điện cho ngành công nghiệp nuôi tôm cần tìm ra một giải pháp mới, đó chính là ứng dụng điện năng lượng mặt trời.

ứng-dụng-điện-mặt-trời-trong-nuôi-tôm-công-nghiệp

Một hướng đi tiềm năng

Trong những năm vừa qua, xu hướng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường luôn là chủ đề chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Nắm bắt được xu thế và những lợi ích bền vững mà năng lượng tái tạo đem lại, Chính Phủ cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Đặc biệt với một đất nước có thế mạnh về mặt nông nghiệp như Việt Nam ta, điện mặt trời đã góp phần mở ra một hướng đi mới có lợi hơn rất nhiều cho người dân khi ứng dụng vào trong nông nghiệp. Bên cạnh mô hình điện áp mái trong các trang trại chăn nuôi gia súc, trang trại trồng cây, thì điện mặt trời nổi còn có thể kết hợp nuôi trồng thủy sản.

trang-bị-hệ-thống-điện-mặt-trời-nuôi-tôm

Trang bị hệ thống điện mặt trời cho ao nuôi tôm

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Mô hình điện mặt trời kết hợp nuôi thủy sản nổi bật nhất có thể kể đến là nuôi tôm công nghệ cao. Trong khi vận hành nuôi tôm, nhu cầu sử dụng điện luôn ở mức cao và yêu cầu độ ổn định, công suất hoạt động liên tục từ khi thả giống cho đến lúc thu hoạch, đặc biệt trong giai đoạn mật độ tôm dưới 100 con/m2. Đồng thời, các thiết bị cung cấp oxy và tạo dòng cũng cần hoạt động liên tục mới có thể vận hành mượt mà trang trại nuôi tôm.

Mô hình nuôi tôm kết hợp điện mặt trời tại Trung Quốc

Trong Hội nghị “Thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo cho ngành tôm Việt Nam” diễn ra tại Bạc Liêu, lắp đặt điện mặt trời sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ cho các thiết bị điện đặc biệt là sục khí, giảm nhiệt độ cho một phần trong ao nuôi, giảm chi phí điện, tăng tính ổn định, tiết kiệm nguồn năng lượng truyền thống và góp phần bảo vệ môi trường.”.

Hiện nay, phần lớn các hộ gia đình và doanh nghiệp đều đã chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao do sản lượng lớn, chất lượng ổn định mới có tính cạnh tranh trên thị trường so với các sản phẩm khác. Tuy nhiên, nuôi tôm công nghệ cao đặc biệt cần nguồn cung điện khổng lồ và ổn định. Theo nghiên cứu, 1 tấn tôm thâm canh sẽ tiêu thụ 4.172 kWh điện. Vì vậy đi kèm với những trăn trở về giống tôm, thời tiết, nhu cầu tiêu thụ điện lớn và chi phí điện hàng tháng cũng khiến ngư dân phải đau đầu.

tấm-pin-năng-lượng-che-nắng-hồ-nuôi-tôm

Những tấm pin vừa sản xuất điện, vừa che mưa nắng cho tôm

Chính vì vậy, nếu áp dụng điện mặt trời vào nuôi tôm công nghiệp, chi phí sản xuất sẽ được tiết kiệm đáng kể, giảm tải áp lực trên điện lưới quốc gia, hơn nữa lượng điện dư trong quá trình sử dụng sẽ được hòa lưới điện và được tổng công ty điện lực mua lại với giá cụ thể theo chính sách ban hành. Với cơ chế vận hành tự động và khả năng chuyển đổi quang năng thành điện năng hết sức thân thiện mới môi trường, mô hình điện mặt trời kết hợp nuôi tôm đã xuất hiện tại nhiều địa phương, nhiều gia đình cũng đang có dự định mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình này.

Tại Việt Nam

Do đặc điểm khí hậu đặc trưng, vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa là cùng sản xuất thủy sản lớn của cả nước, vừa là nơi có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo. Bên cạnh những nhà máy điện mặt trời với công suất lớn, nhiều hộ nông dân đã tự đầu tư và phát triển điện mặt trời ở chính những trang trại tôm của họ, vừa đảm bảo nguồn cung điện ổn định, vừa phát triển kinh tế.

Ông Lâm Minh Lớn, ngụ tại xã Hoà Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng phải chi trả khoảng 17 -18 triệu tiền điện mỗi tháng để vận hành ao tôm rộng khoảng 2.000 m2 . Vài tháng nay, sau khi đầu tư 400 triệu lắp điện mặt trời áp mái, ông Lớn tiết kiệm được khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng với 34 tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên mái nhà. “Tôi tính khoảng 5 năm nữa, tôi sẽ thu hồi lại vốn đầu tư vào các tấm pin năng lượng mặt trời.

Trên thực tế, tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh phía Nam – nơi có số giờ nắng trong năm dao động từ 2.000 – 2.600 giờ – mô hình “nhà máy điện mặt trời nhỏ” được người nông dân ứng dụng do mang lại hiệu quả kinh tế cũng như đảm bảo được nguồn cung điện ổn định.

trang-trại-nuôi-tôm-Hoà-Bình-Bạc-Liêu

Những tấm điện mặt trời được lắp đặt tại trang trại nuôi tôm của anh Long Văn Nghĩa – Công ty TNHH Một thành viên Long Mạnh, huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng điện mặt trời là một tiêu chí rất quan trọng để đạt được chứng chỉ ASC (Aquaculture Stewardship Council – Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản). Các nước nhập khẩu tôm từ Việt Nam và các khách hàng thường sẽ đánh giá rất cao nếu chu trình sản xuất có yếu tố bảo vệ môi trường.

Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 của Việt Nam và chiếm khoảng 1/5 tổng sản lượng xuất khẩu của ngành hàng này. Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 được dự báo sẽ là đòn bẩy đối với xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, EU cũng là một thị trường vô cùng khó tính khi luôn yêu cầu các loại giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện, các bộ tiêu chuẩn phổ biến như ASC, GlobalGAP, FOS,… đều yêu cầu tiêu chí về “trách nhiệm xã hội”. Vì vậy, đối với các trang trại thuỷ hải sản, việc đảm bảo các yếu tố về môi trường, trong đó ưu tiên sử dụng năng lượng sạch chính là lợi ích kinh tế sát sườn.

Đọc thêm: Giải pháp xanh cho nông nghiệp với hệ thống bơm nước năng lượng mặt trời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng