No products in the cart.

Năm 2021 có còn là thời điểm vàng để đầu tư điện mặt trời?
Cơn sốt đầu tư điện mặt trời những năm vừa qua đã chứng tỏ được tiềm năng và sức hấp dẫn của năng lượng mặt trời đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu cơn sốt ấy có còn duy trì được sức nóng? Trong bối cảnh dịch Covid đã gây nhiều tác động tiêu cực lên mọi lĩnh vực đời sống, năm 2021 có còn là thời điểm thích hợp để đầu tư điện mặt trời?
Nhìn lại cơn sốt điện mặt trời năm 2020
Những năm trở lại đây, thị trường điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời áp mái phát triển với tốc độ chóng mặt. Theo EVN, tính đến hết ngày 31/12/2020, hơn 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp. Nhờ sự phát triển công nghệ, giá đầu tư điện mặt trời đã giảm đáng kể, hiệu suất của các tấm pin năng lượng mặt trời được nâng cao, cho ra sản lượng điện dồi dào hơn.
Trong bối cảnh thế giới đang xuôi theo dòng xu thế sử dụng năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng đã đề ra các chính sách khuyến khích đầu tư và lắp đặt điện mặt trời. Các lợi ích rõ rệt như giảm tải áp lực lên lưới điện quốc gia và góp phần lớn chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường của điện mặt trời đã thu hút được sự quan tâm của người làm chính sách bởi nó tận dụng được nguồn tài nguyên sạch vô tận và cả người tiêu dùng vì lợi ích trực tiếp mà nó đem lại cho hộ gia đình, doanh nghiệp.
Điện mặt trời nổi lên như một hiện tượng chìa khóa vàng để giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng. Đây là nguồn năng lượng hiệu quả, thân thiện và bền vững. Khi không sử dụng hết điện sản xuất từ các tấm pin, người tiêu dùng hoàn toàn có thể bán lại cho lưới điện quốc gia, nhanh chóng giải được bài toán hoàn vốn đặt ra ban đầu.
Năm 2021 có còn là thời điểm thích hợp để đầu tư điện mặt trời
“Sau một năm 2020 bùng nổ, 2021 có thể xem như một mốc thời gian “bản lề” cho Việt Nam phát triển điện mặt trời áp mái:” Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công thương Việt Nam xây dựng với khung chính sách và pháp lý mới, dự kiến sẽ được phê duyệt vào đầu năm sau. Trước đó, Quy hoạch điện VII đã được ban hành tháng vào tháng 3/2016 dự báo năng lượng mặt trời sẽ có công suất phát triển tương ứng ở mức 4.000 MWp năm 2025 và 12.000 MWp đến năm 2030. Ngoài ra, các chuyên gia đánh giá, điện mặt trời áp mái vẫn sẽ là xu hướng lựa chọn của nhiều hộ gia đình hay doanh nghiệp trong năm 2021 sắp tới. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào đầu tư điện mặt trời cần cân nhắc kỹ càng đến các yếu tố sau đây:
Vị trí đặt tấm pin năng lượng mặt trời
Do điện mặt trời hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời, nên nếu muốn lắp đặt điện mặt trời áp mái thì khu vực lắp đặt cần phải có ánh nắng và cường độ ánh sáng đạt tiêu chuẩn để đảm bảo ổn định cho dòng điện từ mặt trời.
Nhu cầu sử dụng
Với chi phí ban đầu khoảng từ 80 đến 100 triệu, quyết định đầu tư vào năng lượng này là chưa hợp lý nếu nhu cầu sử dụng điện mặt trời không thực sự lớn (hóa đơn điện hàng tháng từ 2 triệu đồng trở xuống). Tùy thuộc vào mong muốn sử dụng, các hộ gia đình, doanh nghiệp cần nghiên cứu và đưa ra các lựa chọn phù hợp.
Vốn đầu tư
Đầu tư điện mặt trời là hình thức đầu tư dài hạn, để thu hồi vốn đầu tư ban đầu (trên dưới 100 triệu) và bắt đầu có lãi phải mất từ 4 tới 6 năm. Thêm vào đó, khoảng thời gian này sẽ phát sinh các chi phí liên quan tới bảo hành, bảo trì, thay thế thiết bị thu điện và tạo điện. Việc sử dụng vốn vay để đầu tư là điều mà các cá nhân hay hộ gia đình cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
Điện mặt trời vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, vì vậy, để có một hệ thống điện mặt trời an toàn, hiệu quả, người dùng cần lựa chọn nhà cung cấp điện mặt trời uy tín.
3 mô hình đầu tư điện mặt trời 2021
- Điện mặt trời hòa lưới: phù hợp với những khách hàng có nhu cầu sử dụng điện hoàn toàn hoặc chủ yếu vào ban ngày: Lương điện tạo ra sẽ cấp cho các thiết bị điện, nếu không đủ lưới điện sẽ bù lượng công suất thiếu đó và nếu dư sẽ đẩy lên lưới và bán lại cho EVN. Những nơi phù hợp lắp đặt điện mặt trời hòa lưới bao gồm: trường học, bệnh viện, tòa nhà văn phòng, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình,…
- Điện mặt trời hòa lưới bám tải (Hybrid): Bộ biến tần có chức năng hòa lưới nhưng sẽ tự động điều chỉnh công suất đấu ra sao cho chỉ đáp ứng đủ cho phụ tải mà không phát ngược lên lưới, nếu công suất không đủ lưới điện sẽ bù lại lượng công suất thiếu đó. Giải pháp này phù hợp với những khách hàng sử dụng điện nhiều vào ban ngày nhưng không muốn bán lại phần điện dư cho EVN hoặc muốn lắp đặt luôn trong giai đoạn chưa có giá mua điện này từ EVN.
- Điện mặt trời độc lập: Sản lượng điện sinh ra từ tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được nạp vào hệ thống lưu trữ và sau đó chuyển thành điện xoay chiều để cấp cho các thiết bị trong gia đình sử dụng. Giải pháp này chỉ phù hợp với những nơi chưa có điện lưới và công suất lắp đặt nhỏ.
Tiểu kết
Việc đầu tư vào lĩnh vực này nhằm đem lại lợi nhuận nhưng phải cần thời gian về sự tính toán kỹ, đặc biệt là việc lựa chọn đơn vị thi công, sản phẩm lắp đặt phải uy tín, đảm bảo chất lượng. Mặc dù chi phí lắp đặt ban đầu hơi cao song những lợi ích mang lại cho gia đình, xã hội và môi trường quả thật đáng để suy nghĩ về việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà trong năm 2021.
Hãy liên hệ ngay với QSD Solar để nhận tư vấn về các giải pháp điện mặt trời hợp lý hiệu quả mới nhất qua các số hotline 1900.886.880 hoặc 09.8787.1313
Tham khảo một số thiết bị năng lượng mặt trời TẠI ĐÂY