No products in the cart.
Bảo vệ thị lực cho gia đình: 4 Quy tắc vàng trong tiêu chuẩn chất lượng ánh sáng cần nắm vững
Một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng tật khúc xạ mắt ở người là do chất lượng ánh sáng không đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt trong thời đại dịch bệnh Covid khiến thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời tạm thời bị thu hẹp, không chỉ trong khu vực học đường, nơi làm việc, mà ánh sáng trong nhà ở càng cần được chú trọng hơn để bảo vệ thị lực.
50% dân số thế giới – tương đương 4 tỷ người có thể mắc tật cận thị vào năm 2050 là con số dự đoán đáng báo động từ các nghiên cứu chuyên sâu về sức khỏe mắt trên thế giới. Trong đó, có đến 3 triệu trẻ em tại Việt Nam bị cận thị. Và con số này không hề có dấu hiệu ngừng gia tăng.
Một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng tật khúc xạ mắt ở người là do chất lượng ánh sáng không đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt trong thời đại dịch bệnh Covid khiến thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời tạm thời bị thu hẹp, không chỉ trong khu vực học đường, nơi làm việc, mà ánh sáng trong nhà ở càng cần được chú trọng hơn.
Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ngày càng gia tăng trong nhịp sống hối hả của thời đại. Ánh sáng kém, mờ gây khó khăn cho việc nhận diện vật thể trong khi ánh sáng quá mức có thể gây chói, căng thẳng cho mắt gây suy giảm thị lực. Việc lựa chọn một hệ thống ánh sáng đạt tiêu chuẩn không chỉ giảm thiểu nguy cơ mắc các tật về mắt ở cả trẻ em và người lớn, mà còn bảo vệ sức khỏe đôi mắt, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Kiểm tra và lựa chọn Nhiệt độ màu, Chỉ số hoàn màu, Độ rọi, Độ nháy phù hợp là 4 quy tắc vàng để bạn có thể an tâm về chất lượng ánh sáng trong ngôi nhà của mình.
Nhiệt độ màu là gì?
Nhiệt độ màu (CCT – Correlated Color Temperature) là một thông số cơ bản của ánh sáng cho biết màu sắc ánh sáng phát ra từ nguồn. Đơn vị nhiệt độ màu được đo bằng thang Kelvins (K). Trong chiếu sáng dân dụng, nhiệt độ màu Kelvin nằm trong dải từ 2000K đến 6500K. Nhiệt độ Kelvin càng cao thì màu ánh sáng càng xanh, ngược lại càng thấp thì càng ấm về tông vàng.
Hiện nay, công nghệ chiếu sáng thường ưu tiên các đèn có ánh sáng nhân tạo gần với ánh sáng tự nhiên để lắp đặt trong khu vực sinh hoạt giúp bảo vệ thị lực người sử dụng. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và không gian lắp đặt bố trí mà nhiệt độ màu của đèn cần được điều chỉnh để không gây hại cho mắt. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra ánh sáng của đèn trước khi quyết định mua để đảm bảo ánh sáng phát ra chuẩn như thông số đã ghi trên đèn.
Làm thế nào để đo nhiệt độ màu?
Một mẹo hay để xác định chất lượng ánh sáng là bật song song cùng lúc các đèn có nhiệt độ màu giống nhau. Đèn có chất lượng tốt sẽ cho ra ánh sáng cùng loại màu, trong khi các sản phẩm chất lượng kém sẽ tạo ra màu ánh sáng khác nhau.
Ngoài ra có thể đo nhiệt độ màu với máy đo màu thông thường bằng cảm biến có giá thành rẻ nhưng độ chính xác không cao, dùng cho các lĩnh vực không có đòi hỏi khắt khe về độ chính xác hoặc máy đo quang phổ chuyên dụng.
Đọc thêm: Nhiệt độ màu là gì? Nên chọn đèn có ánh sáng vàng hay ánh sáng trắng?
Chỉ số hoàn màu là gì?
Chỉ số hoàn màu (CRI), hay còn gọi là chỉ số màu (RA) phản ánh độ trung thực của ánh sáng so với ánh sáng tự nhiên ngoài trời. Ánh sáng tự nhiên do mặt trời tạo ra có chỉ số hoàn màu cao nhất, với RA=100. Chỉ số hoàn màu thấp sẽ phản ánh sai lệch màu thực của vật. vậy nên chỉ số màu càng cao nghĩa là màu sắc càng tự nhiên và trung thực.
(So sánh chỉ số hoàn màu)
Chỉ số CRI có tỉ lệ nghịch với hiệu suất phát quang của đèn led. Đèn led có hiệu suất phát quang >100lm/w và chỉ số CRI >70 mang lại chất lượng chiếu sáng tốt nhất, vừa tiết kiệm điện năng vừa phản ánh chân thực màu sắc vật thể. Trên thị trường đèn hiện nay, mức CRI từ 70-85 sẽ cho ra ánh sáng thông dụng, màu sắc trung thực nhất trong tất cả các loại đèn.
Đọc thêm: Đèn đường năng lượng mặt trời chất lượng đạt chuẩn chỉ số hoàn màu CRI>80
Cách kiểm tra chỉ số hoàn màu?
Hiện nay có 3 cách cơ bản để kiểm tra độ hoàn màu CRI của ánh sáng:
- Xác định bằng mắt thường: Đặt bức tranh nhiều màu sắc dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng đèn rồi so sánh. Nếu màu sắc của bức tranh dưới ánh sáng đèn nhìn bằng mắt thường không có sự thay đổi nhiều thì CRI của đèn cao >80. Ngược lại, màu của tranh dưới đèn trở nên tối khác biệt chứng tỏ đèn có chỉ số CRI thấp <70.
- Xác định bằng máy ảnh: Dùng máy ảnh chụp lại một sản phẩm có màu sắc hoặc trái cây màu vàng/đỏ. Bức ảnh 1 chụp ở dưới ánh sáng mặt trời có CRI = 100. Bức ảnh 2 chụp trong nhà dưới ánh sáng đèn led (lưu ý không được bật flash). Sau khi chụp xong, cho 2 bức ảnh lần lượt vào photoshop để kiểm tra sự khác biệt về màu sắc. So sánh màu sắc để đưa ra kết luận giống như phương pháp trên.
- Xác định chỉ số CRI bằng thiết bị đo: Đây là phương pháp tối ưu và đem lại kết quả chính xác nhất để xác định mức chỉ số hoàn màu CRI. Sử dụng máy đo chỉ số hoàn màu CRI giúp việc xác định nhanh chóng, dễ dàng và đúng nhất. Tuy nhiên hiện nay chỉ có các phòng thí nghiệm lớn mới có thể đo lường CRI một cách chính xác nhất.
Độ rọi là gì?
Độ rọi (LUX) cho ta biết chỉ số quang thông trên một đơn vị diện tích hay chính là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm. Độ rọi được sử dụng để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được. Vì vậy, đây là tiêu chí quan trọng cần quan tâm khi chọn mua đèn chiếu sáng để đảm bảo chất lượng ánh sáng theo nhu cầu sử dụng.
Tiêu chuẩn độ rọi trong nhà ở
STT | Không gian | Độ rọi trung bình (LUX) |
1 | Độ rọi tiêu chuẩn cho phòng khách | 200 |
2 | Độ rọi tiêu chuẩn cho phòng ngủ | 100 |
3 | Độ rọi tiêu chuẩn cho phòng bếp, phòng ăn | 300 |
4 | Độ rọi tiêu chuẩn cho hàng lang, cầu thang, ban công | 500 |
5 | Độ rọi khu vực tầng hầm (khu vực đỗ xe) | ≥ 75 |
Một số khu vực khác
STT | Khu vực chiếu sáng | Độ rọi trung bình (LUX) |
1 | Khu vực kiểm tra, phân loại sản phẩm | ≥ 500 |
2 | Khu vực sinh hoạt chung của nhà xưởng | ≥ 200 |
3 | Nhà xưởng sản xuất | ≥ 300 |
4 | Khu vực phụ: Nhà vệ sinh, hành lang cầu thang | ≥ 200 |
5 | Chiếu sáng đèn đường | ≥ 100 |
6 | Văn phòng làm việc | > 400 |
7 | Thang cuốn | 150 |
8 | Sảnh, phòng đợi | 200 |
Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng máy đo chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể tải các ứng dụng đo độ rọi trên smartphone để kiểm tra xem ánh sáng trong không gian đang sử dụng đèn có đáp ứng tiêu chuẩn bên trên để bảo vệ thị lực hay không.
Độ ổn định của ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng phải xem xét. Ánh sáng chập chờn liên tục sẽ khiến mắt phải điều tiết không ngừng nghỉ để thích hợp với ánh sáng, gây ảnh hưởng xấu đến mắt và suy giảm thị lực người sử dụng. Vì vậy, một hệ thống ánh sáng đáp ứng tiêu chuẩn luôn xứng đáng để được đầu tư nếu muốn bảo vệ thị lực, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho chính bản thân và của cả những người thân yêu xung quanh.
Để kiểm tra độ nháy của đèn, bạn có thể sử dụng điện thoại bằng cách đặt camera cách bóng đèn khoảng 20cm. Sau đó quan sát bóng trên màn hình điện thoại để xác minh liệu đèn có bị nhấp nháy hay không.
Tiểu kết
Bên trên là 4 quy tắc vàng trong tiêu chuẩn ánh sáng cần nắm vững để bảo vệ thị lực cho gia đình. Mong rằng bài viết trên hữu ích với Quý bạn đọc!
Liên hệ ngay với QSD Solar để sở hữu hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời tiết kiệm, chất lượng với tiêu chí đặt sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu.