Ô nhiễm ánh sáng: Tác hại và giải pháp

Ô nhiễm ánh sáng: Tác hại và giải pháp

Tình trạng sử dụng ánh sáng nhân tạo không hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm ánh sáng, gây các tác động xấu đến kinh tế, môi trường và sức khỏe, đặc biệt tại các khu đô thị lớn, nơi có mật độ dân cư cao.

o-nhiem-anh-sang-tac-hai-va-giai-phap

Tình trạng ô nhiễm ánh sáng đang ở mức báo động đỏ trên toàn thế giới với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người, thực vật và cả động vật hoang dã. Có thể nói, ô nhiễm ánh sáng là tác dụng phụ của nền văn minh hiện đại. Với sự ra đời của bóng đèn điện, con người có thể hoạt động, di chuyển thoải mái ngay cả khi không còn ánh sáng mặt trời, những khu phố hoa lệ cũng chẳng khi nào còn thấy sự xuất hiện của bóng tối.

Tuy nhiên, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo không hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến các tác động xấu đến kinh tế, môi trường và sức khỏe, đặc biệt tại các khu đô thị lớn, nơi có mật độ dân cư cao. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này, một trong số đó chính là đèn đường năng lượng mặt trời. Hãy cùng QSD Solar tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm ánh sáng hiện nay và hướng giải quyết trong bài viết dưới đây nhé!

Ô nhiễm ánh sáng là gì?

Cũng giống như không khí, nguồn nước hay đất đai, ánh sáng cũng có thể bị ô nhiễm.

Việc sử dụng ánh sáng quá mức cần thiết hay chiếu sáng không đúng, gây ra hiện tượng chói lóa, chiếu vào nhà dân và làm sáng bầu trời đêm được định nghĩa là sự ô nhiễm ánh sáng (Light pollution). Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, động vật hoang dã và cả khí hậu.

Đặc biệt ở các khu đô thị, hình ảnh “ngắm trăng đêm thu” đã dần đi vào dĩ vãng do bầu trời bị tác động bởi ánh sáng nhân tạo, kết hợp với ô nhiễm không khí khiến thú vui trông trăng, ngắm sao khó có thể tận hưởng lại được trong các thành phố lớn.

o-nhiem-anh-sang-la-gi

(Sự tương phản giữa hai bầu trời đêm)

Phân loại ô nhiễm ánh sáng

Các loại ô nhiễm ánh sáng gồm có: ánh sáng xâm nhập (light trespass), lạm dụng ánh sáng (over-illumination), ánh sáng chói (glare), ánh sáng lộn xộn (clutter) và ánh sáng chiếm dụng bầu trời (sky glow).

Ánh sáng xâm nhập (light trespass): Đây là hiện tượng xảy ra khi ánh sáng xâm nhập vào khu vực của người khác mà người đó không mong muốn. Ví dụ: Chiếu đèn qua hàng rào nhà hàng xóm gây mất ngủ hoặc hạn chế tầm nhìn trong đêm.

Lạm dụng ánh sáng (over-illumination): Là hiện tượng sử dụng quá nhiều ánh sáng. Đây cũng là nguyên do gây lãng phí năng lượng tại Mỹ, với bình quân 2 triệu thùng dầu mỗi ngày

Ánh sáng chói (glare): Ánh sáng chói là hậu quả của sự đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Ánh sáng chói chiếu thẳng vào mắt người đi đường và lái xe có thể gây mất tầm nhìn trong đêm đến tận 1 giờ sau đó.

Ánh sáng lộn xộn (clutter): Là hiện tượng quá nhiều luồng sáng đan xen vào nhau, gây mất tập trung, thậm chí dẫn đến tai nạn. Loại ánh sáng này thường xảy ra khi đường phố có quá nhiều đèn quảng cáo hoặc hệ thống đèn đường được thiết kế kém hiệu quả.

Ánh sáng chiếm dụng bầu trời (sky glow): Tình trạng này thường xuất hiện ở những nơi đông dân cư. Việc lạm dụng ánh sáng quá mức gây phản quang lên bầu trời đêm, ảnh hưởng đến quá trình quan sát của các nhà thiên văn học.

 

Nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng

  • Không sử dụng chế độ hẹn giờ, bộ phận cảm biến hay các hình thức khác để tắt ánh sáng khi không cần thiết
  • Thiết kế, bố trí ánh sáng trong không gian không hợp lý khiến phải sử dụng ánh sáng nhiều hơn mức cần thiết hoặc ánh sáng không tập trung vào khu vực cần thiết
  • Lắp đặt máy móc không phù hợp, kém chất lượng, ngốn nhiều năng lượng để có thể chiếu sáng đầy đủ
  • Các nhà quản lý và người trong các tòa nhà chưa có hướng dẫn đầy đủ về việc sử dụng hiệu quả hệ thống chiếu sáng
  • Duy trì ánh sáng không hợp lý dẫn đến tăng lượng ánh sáng phung phí và chi phí năng lượng.

 

Tác hại của ô nhiễm ánh sáng

Lãng phí điện năng và gây hại đến môi trường

Có thể bạn chưa biết, việc chiếu sáng chiếm đến ¼ năng lượng tiêu dùng của cả thế giới. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra: thông thường có đến 50% đến 90% ánh sáng ở các tòa nhà là không cần thiết và 60-90% tiêu thụ ánh sáng không cần thiết đối với các hệ thống đèn lắp đặt trang trí, quảng cáo vào ban đêm.

Chính vì vậy, điều này dẫn đến sự lãng phí điện năng, gây tổn thất đến nền kinh tế nước nhà và môi trường sống của tất cả các loài động thực vật. Theo như báo cáo năng lượng tại thành phố Hồ Chí Minh có mức tiêu thụ năng lượng cho việc chiếu sáng của thành phố là 162 triệu KWh/năm và ngân sách cũng phải chi trả lên tới khoảng 130 tỷ đồng/năm.

Phá vỡ hệ sinh thái và động vật hoang dã

Ánh sáng và bóng tối vốn là hai cán cân trong tự nhiên, giúp điều hòa nhịp sinh học cũng như thói quen sinh hoạt của các sinh vật. Tuy nhiên, khi thế cân bằng này bị phá vỡ bởi sự nhiễu loạn của ánh sáng nhân tạo, ô nhiễm ánh sáng có thể trở thành tác nhân vô hình phá vỡ hệ sinh thái.

Ánh sáng đêm làm suy giảm tầm nhìn của các loài bướm đêm và công trùng hoạt động về đêm, các loài hoa nở về đêm chỉ có thể thụ phấn nhờ các loài động vật này cũng theo đó mà bị ảnh hưởng. Các loài chim di cư có thể bị mất phương hướng bởi ánh sáng của các tòa nhà cao chọc trời. Mỗi năm có hàng triệu con chim cũng đã chết do có sự va chạm với những tòa nhà và tháp mà được chiếu sáng không thực sự cần thiết. 

Gây hại đến sức khỏe con người

Giống như các loài sinh vật khác, nhịp sinh học của con người cũng bị tác động bởi yếu tố ngày và đêm. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo sẽ khiến cho con người mất khả năng cảm nhận, phân biệt ban đêm và ban ngày. Từ đó sinh ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe. Nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, ô nhiễm ánh sáng làm tăng nguy cơ béo phì, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, tiểu đường, ung thư vú và các bệnh liên quan.

Cơ thể con người sản xuất hormone melatonin để đáp ứng với nhịp sinh học. Melatonin có vai trò giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh, chống oxy hóa, điều hòa giấc ngủ, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol và hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp, tuyến tụy, buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thượng thận. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm ngăn chặn sản xuất melatonin.

Tiếp xúc ánh sáng xanh vào ban đêm đặc biệt có hại. Hầu hết những loại đèn Led được sử dụng cho chiếu sáng ngoài trời cũng như các loại tivi, máy tính và màn hình điện tử đều tạo ra được ánh sáng xanh.

Đọc thêm: Bảo vệ thị lực cho gia đình: 4 quy tắc vàng trong tiêu chuẩn chất lượng ánh sáng cần nắm vững

 

Giải pháp hạn chế ô nhiễm ánh sáng

Cũng giống như ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nguồn nước, ô nhiễm ánh sáng đã được các nghiên cứu khoa học chỉ ra và phân tích rõ những ảnh hưởng tiêu cực, nghiêm trọng của nó đến sinh vật và môi trường. Kinh tế ngày càng phát triển đồng nghĩa với sự kéo theo của hàng loạt các tác dụng phụ của nền văn minh hiện đại, trong đó có mặt trái của công nghệ chiếu sáng. 

Vào năm 2011, đèn LED chỉ chiếm 9% thị trường chiếu sáng toàn cầu vào năm 2011 và con số này đã tăng lên 68% vào năm 2020. Chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời mà công nghệ chiếu sáng đem lại cho người. Tuy nhiên, đứng trước các tác động xấu của việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo, cần có một giải pháp thiết thực nhằm hạn chế sự ô nhiễm ánh sáng để có thể bảo vệ sức khỏe cũng như môi trường sống xung quanh. Vậy chúng ta có thể làm những gì?

  • Chung tay tích cực tuyên truyền về tình trạng và tác hại của ô nhiễm ánh sáng nhằm gia tăng nhận thức của con người
  • Hạn chế sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm trong ngôi nhà giúp mắt thư giãn, cơ thể sản sinh Melatonin giúp phục hồi sức khỏe
  • Đánh giá lại toàn bộ hệ thống chiếu sáng xung quanh, đề xuất chỉnh sửa hoặc thiết kế lại nếu cần thiết
  • Cải tiến và sử dụng các thiết bị chiếu sáng phù hợp

Ngoài ra, sử dụng đèn LED năng lượng mặt trời được cho là 1 trong những giải pháp hữu hiệu nhất trong việc hạn chế tác hại của ô nhiễm ánh sáng.

Đọc thêm: Đèn năng lượng mặt trời – Giải pháp chiếu sáng xanh cho ngôi nhà của bạn

 

Tiểu kết

Có thể thấy rằng, tình trạng ô nhiễm ánh sáng hiện nay đang ở mức vô cùng báo động, đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng để có thể bảo vệ môi trường, đem lại bầu không khí tự nhiên cho con người và hệ sinh thái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng